Béo phì liệu có giảm nguy cơ tử vong sau cơn nhồi máu cơ tim?

 Nghiên cứu của Wu và đồng nghiệp [1] phát hiện thấy, béo phì có thể giảm 18% nguy cơ tử vong sau cơn nhồi máu cơ tim. Nhưng chờ đã!  Mối quan hệ này dường như biến mất sau khi được điều chỉnh theo yếu tố tuổi tác. 

Một lý giải khả dĩ cho điều này chính là, trong nhóm người trên 75 tuổi (nhóm suy tim), tỉ lệ béo phì thường thấp hơn (có thể do tuổi thọ ngắn hơn của người béo phì), dẫn đến độ tuổi trung bình của nhóm người suy tim béo phì thấp hơn so với nhóm không béo phì. Do đó, nguy cơ tử vong của nhóm béo phì thấp hơn không phải do 'hiệu ứng bảo vệ' từ béo phì mà là do tuổi tác trẻ hơn

 Đây là một minh chứng hấp dẫn cho việc các nhà nghiên cứu y sinh thường phải quan tâm đến việc điều chỉnh các biến số gây nhiễu, trong trường hợp này là tuổi tác (một biến số thường liên quan đến cả bệnh trạng lẫn yếu tố phơi nhiễm). 


 Vậy biến gây nhiễu (confounding variables/ confounders) là gì? Đây là các biến liên quan đến cả bệnh trạng và yếu tố phơi nhiễm, và thường phải được điều chỉnh trước khi xem xét mối quan hệ giữa yếu tố phơi nhiễm và bệnh trạng. Trong nghiên cứu và thống kê Y Sinh học, nghiên cứu quan sát là dạng nghiên cứu mà chúng ta thường bắt gặp bởi sự dễ dàng tiến hành so với nghiên cứu thực nghiệm nhưng nghiên cứu quan sát cũng là dạng nghiên cứu rất khó để kiểm soát các biến số gây nhiễu (Confounding variables) và đưa ra các kết luận sai lệch. 


 Điều chỉnh biến gây nhiễu: Thật may mắn, chúng ta hoàn toàn có thể điều chỉnh các biến gây nhiễu này bằng cách sử dụng nhiều phương pháp và kỹ thuật khác nhau. Để tìm hiểu thêm, mời mọi người đón đọc các bài viết tiếp theo và tham gia khóa học Thống kê Y sinh thực chiến tại STEM-M Institute. "


[1] Wu, A. H., Pitt, B., Anker, S. D., Vincent, J., Mujib, M., & Ahmed, A. (2010). Association of obesity and survival in systolic heart failure after acute myocardial infarction: potential confounding by age. European journal of heart failure, 12(6), 566-573.