Bộ não chúng ta và máy tính sinh học tương lai đánh bại AI / ChatGPT như thế nào? 

Hiện nay, lĩnh vực AI đang cố gắng lập trình lại trí thông minh của con người vào hệ thống máy tính. Tuy nhiên, gần đây các nhà khoa học đã đề cập đến một khái niệm mới là trí thông minh organoids - OI (Organoid intelligence) hay còn gọi là máy tính sinh học (biocomputers), một loại bộ não giống máy tính. Những máy tính sinh học này hứa hẹn đem lại nhiều tiến bộ về tốc độ tính toán, sức mạnh xử lý, hiệu suất dữ liệu và khả năng lưu trữ với mức tiêu thụ năng lượng thấp hơn.


Minh chứng điển hình được đưa ra là con người có thể phân biệt chó và mèo sau chỉ khoảng 10 lần nhận biết, trong khi các công cụ AI hiện tại cần hàng ngàn mẫu huấn luyện. Máy tính sinh học sử dụng các tế bào sống có khả năng học tập và thích nghi tự động, do đó có khả năng học tập và thích nghi trong thời gian thực. Điều này cũng giúp máy tính sinh học giải quyết được các vấn đề liên quan đến tiếng nói và ngôn ngữ tự nhiên một cách hiệu quả hơn so với các mô hình AI dựa trên thuật toán được lập trình trước. Ngoài ra, máy tính sinh học còn có nhiều ứng dụng trong lĩnh vực Y học, chẳng hạn như khám phá hệ thần kinh, sàng lọc độc tố, và nhiều hơn nữa.

2. Tế bào nuôi cấy có thể chơi điện tử? [2]


Đáng ngạc nhiên hơn, nghiên cứu công bố gần đây cho thấy chỉ với nuôi cấy 2D, các nhà khoa học đã chứng minh các tế bào thần kinh này có thể học cách chơi trò chơi điện tử Pong [3].


Trong cuộc đua giữa máy tính sinh học và AI như ChatGPT, cả hai đều có những ưu và nhược riêng. Tuy nhiên, với sức mạnh của bộ não con người và khả năng học tập của máy tính sinh học, tương lai chúng ta sẽ có thể có một hệ thống máy tính sinh học thông minh và linh hoạt hơn bất kỳ mô hình AI nào.


Tham khảo: 

[1] ​​Smirnova, L., Caffo, B. S., Gracias, D. H., Huang, Q., Morales Pantoja, I. E., Tang, B., ... & Hartung, T. (2023). Organoid intelligence (OI): the new frontier in biocomputing and intelligence-in-a-dish. Frontiers in Science, 1, 1017235.


[2]  Kagan, B. J., Kitchen, A. C., Tran, N. T., Habibollahi, F., Khajehnejad, M., Parker, B. J., ... & Friston, K. J. (2022). In vitro neurons learn and exhibit sentience when embodied in a simulated game-world. Neuron, 110(23), 3952-3969.